Thứ Hai, 10 tháng 11, 2014

XUẤT KHẨU CÔ DÂU

     Mỗi lần đọc đâu đó cụm từ “ Xuất khẩu cô dâu”, bản thân tui ,một người đàn ông lớn tuổi cảm thấy như mình bị xúc phạm. Sọt lên gú gồ Bấm vào link thấy báo chí , blog viết cụm từ này khá nhiều., buồn!
   Ảnh minh họaẢnh minh họa  .
    Cũng giống như cụm từ "Xuất khẩu Lao động" thằng tui này tra từ điển để hiểu rõ tữ XUẤT KHẨU là gì? Còn có nghĩa là XUẤT CẢNG, tức là xuất hàng hóa hay dịch vụ trong nước ra nước ngoài. SỨC LAO ĐỘNG của con người có phải hàng hóa không?.  Tui  nghĩ thiển cận xuất khẩu là xuất đi máy móc, linh kiện hay lúa gạo,thực phẩm, gia súc  … . Lẽ nào xuất khẩu lao động như xuất  hàng hóa như trên? ! Tui nghĩ ,  nếu thay cụm từ ấy là “ Đi làm thuê , làm mướn ở nước ngoài” hay “ làm Osin nước ngoài” còn có ..tính con người hơn là Xuất khẩu lao động!. Tại sao không gọi  “ ĐI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI”,  sợ trùng hợp với làm việc của các chuyên gia, đi công tác …chăng?
        Ngày nay lại rộ cụm từ “ XUẤT KHẨU CÔ DÂU” , nỗi buồn đau đáu, nhức nhối! . Lẽ nào Cô Dâu thuộc dạng hàng hóa hay dịch vụ trong phạm vi về lý luận thương mại quốc tế??
       Tại sao không gọi là:” ĐI LẤY CHỒNG NƯỚC NGOÀI” … e rằng đụng hàng với các cô, các bà giàu có lấy chồng ngoại quốc chăng, nên có bài thơ, bài hát … Em lấy chồng xa, ru buồn ….
     Những cụm từ XUẤTKHẨU LAO ĐỘNG, XUẤT KHẨU CÔ DÂU  như có sự phân biệt tầng lớp, phân biệt đối xử? và tại sao mình không NHẬP mà chỉ có XUẤT ?

3 nhận xét:

  1. Thăm anh -lại thở dài cái ''SƯỢT '' -Nẫu hết cả lòng -

    Trả lờiXóa
  2. bạn ơi, có nghỉa là bán đứt đấy. xem như vì lợi nhuận mà. chúc bạn vui vẻ an lành bạn nhé.

    Trả lờiXóa

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.