Bây giờ làm ông giáo làng , nhớ lại thời học phổ thông sao mà nghịch quá vậy. Hồi đó, trường, lớp học còn quá thiếu thốn, cả một địa bàn rộng hơn 2, 3 huyện mới có một trường cấp 3. Tụi học trò ở huyện khác đến trường Nẫu học phải mang theo gạo, khăn gói từ nhà đến ở nhà trọ chung quanh trường để mà… dùi mài kinh sử. Có lúc phải nhịn đói vì nếu mang theo gạo trên 10 kí thì bị mấy ông quản lý thị trường tóm, bắt nói là hàng quốc cấm. (thời bao cấp mà lại)
Nẫu học từ lớp 9 đến cuối lớp 12 luôn là anh lớp trưởng… không gương mẫu, chấp hành chiếu lệ, thậm chí không chấp hành thầy chủ nhiệm, nhà trường khi biết đó là việc thầy phỉnh, dụ nai trò hay chuyện đó không đúng, … Nhưng lúc nào cũng bị bạn lớp bầu làm lớp trưởng, thế mới chết.
Chuyện kể dưới đây có sao nói vậy, không thèm thêm mắm, muối chi cho mặn, Trong này có vài thằng bạn cũ đang mỉm cười theo dõi nó, nếu nói sai bạn nó cười cho biết hổ thẹn. Chuyện kể như thế này:
Đó là, một buổi sáng ra chơi như thường lệ, nó và vài đứa có râu mép ghé vào quán ông cai trường (nay gọi là ông bảo vệ) để hút trộm điếu thuốc, vì lúc ấy nghĩ nếu hút thuốc thì con gái nó để ý, nó mê. Đang hút, thầy H bước vào, thầy dạy môn thể dục nó thích nhất, vì thầy lúc nào cũng cho nó điểm cao về môn nhảy xà, đẩy tạ. Thầy không quở phạt gì mà kêu nó lại và nhìn với cặp mắt trìu mến như quyến luyến điều gì:
- Ngày mai thầy bị chuyển đổi đi xa rồi, em ở lại cố gắng học cho thật tốt nhé!
Nỗi buồn ùa đến, ngơ ngác, nó hỏi:
-Thầy đi đâu, tại sao thầy đi?
Thầy nhìn nó với cặp mắt ra vẻ u buồn, như có điều gì bí ẩn lắm vậy :
-Thầy bị đổi vào Khánh Hòa.
-Thầy không thích tụi em à?
Như quả quyết một điều gì, vẻ day dứt, phân vân lắm thầy vỗ vai nó, nói:
-Tối, em xuống nhà trọ của thầy, thầy sẽ nói lý do vì sao thầy đi cho em biết.
Tối đó, nó rủ thêm mấy đứa bạn thân nữa xuống nhà thầy ở trọ. Một đêm không ngủ, thầy trò ôm nhau tâm sự. Nghe thầy kể, nó hình dung ra như cuộc sống có nhiều sự phức tạp lắm. Trong tập thể giáo viên, những người mẫu mực đẹp đẽ như thế mà đối xử với nhau một cách thậm tệ vậy ư? Thầy còn nói có loại người phấn đấu vươn lên bằng cách đạp lên lưng người khác để vói lên cao.
Thầy kể rất ư nhiều chuyện giống như thầy là một sĩ quan chính trị viên đang châm lửa vào người nó trước khi xung trận vậy .
Lòng sục sôi, căm phẫn khi nghe thầy luôn than thở lúc nào cũng lập lại điệp khúc: ”thầy bị gãy, bị gãy, ức quá, thầy bị gãy!”. Nó hình dung thầy như thân cây đồ sộ bắt đầu trụi lá , dần dần sắp gãy. Cây thẳng của thầy sắp gãy vì sự xô đẩy xảo trá, áp bức xấu xa đê tiện của một nhóm giáo viên xấu xí chèn ép.
Tự nhiên nó ghét những bộ mặt tỏ ra đạo đức giả khuyên người này, người nọ nhưng lòng rất dã tâm. Thế là cái tuổi bồng bột, tuổi đầy hiếu thắng, tuổi ưa xem tác phẩm “Ruồi Trâu”, truyện ” Người chân chính” …mà thầy tiếp lửa thôi thúc nó hành động.
Nó hành động thật, đêm sau đó nó âm thầm cùng với một số bạn thân nhất đi rảo khắp các nhà trọ của tụi học sinh của tụi nó học để vận động một cuộc “biểu tình ” cho ngày mai. Áp dụng những quyển tiểu thuyết, truyện ký đã đọc kể về một cuộc tấn công nổi dậy nào đó sắp xảy ra, nó đi rỉ tai những anh lớp trưởng, bí thư các lớp nên làm một việc cái gọi là “chính nghĩa”.
Thế là buổi sáng hôm sau, vào thời điểm lúc 5 phút thập thể dục ngoài giờ của toàn trường trong giờ ra chơi ấy, khi các động tác quơ tay, múa chân vừa xong, thầy K.A bí thư đoàn trường kiêm thầy giám thị như thường lệ đưa cái loa cầm tay lên miệng hô to:
-Rèn luyện thân thế.
Như mọi khi, đáng lí ra tất cả học sinh của trường phải dơ cánh tay lên và hô, đáp lại : “Bảo vệ tổ quốc”, nhưng không, chen vào đó có nhiều tiếng hô dõng dạc, rất lớn:
-Noi gương thầy H.
Tiếng hô thật to, thật rõ.
- Rèn luyện thân thể.
- Noi gương thầy H.
Thầy Bí thư đoàn trường ngơ ngác, không biết chuyện gì đã xảy ra. Có thể thầy chưa nghe rõ nên hô tiếp :” Rèn luyện thân thể” thì cả sân trường lại vang lên” Noi gương thầy H” một lần nữa. Thầy buông loa xuống, há hốc mồm đứng ngơ ngác dáo dác nhìn lớp này sang lớp khác, thầy không biết cái quái dị gì đang xảy ra . Không biết thầy nghĩ như thế nào, chỉ im lặng, lặng lẽ cầm cái loa lủi thủi bỏ lên văn phòng hội đồng để lại cả sân trường nhốn nháo, nhưng nghiêm túc khác lạ hơn mọi khi.
Cứ thế, hôm sau lại tiếp diễn một lần nữa, không những chỉ riêng thầy K.A chứng kiến cái cảnh ấy mà có nhiều thầy cô khác đang đứng trước cửa hội đồng há hốc mồm ngơ ngác, xiết nỗi ngạc nhiên, nhưng cũng không ít thầy cô miệng mỉm cười ra chiều thích thú.
Biết rằng như vậy cũng khá “thành công”, nhưng tụi nó bắt đầu rét, có đứa bảo cứ tiếp tục làm như vậy trước sau gì nhà trường cũng sẽ đưa ra kỉ luật nặng , thậm chí công an sẽ sờ gáy, không chừng gán cho cái mác tụi “phản động” có nước tiêu tùng đời tuổi trẻ… eo ơi! Thế là đêm kế tiếp tụi nó vận động trở lại, qua giai đoạn mới “hoãn binh” và không” hoạt động” nữa.
Nếu như sáng hôm ấy ông cai không đi tất cả các lớp đưa cái tin thông báo khẩn trương có nội dung răn đe: “Em nào có thái độ phát biểu, hô bậy bạ ngoài sân trường trong giờ thể dục sẽ bị kỉ luật”; thì cũng không có ai hô chi nữa. Trời ạ, cái hoãn binh của tụi nó kịp thời, đúng lúc, hú vía.
Nhưng nó đã lầm, đùng một cái cũng ngày hôm ấy, cuối tiết năm gần ra về chỉ mỗi riêng mình nó nhận được thông báo của trường, nó phải ở lại gặp cô giáo chủ nhiệm. Linh tính báo trước chuyện gì đã xảy ra. Những từ “bất khuất”, “dũng cảm”, “chịu hy sinh” không hé ra một lời trước kẻ thù trong ngục tù của các chiến sĩ đã thôi thúc nó phải chiến đấu đến cùng. Nó nhủ thầm nếu ai hỏi vì sao để hô đáp lời “Rèn luyện than thể” thay vì hô “Bảo vệ tổ quốc” lại hô ” Noi gương thầy H” như vậy có đáng tội “phản nghịch” không; nó sẽ trả lời vì thầy H là thầy dạy thể dục nên noi gương sức khỏe của thầy đấy chứ ạ.Trưa hôm ấy, tất cả đều về nhà nên cả trường vắng lặng. Nổi sợ hãi bắt đầu xua đuổi lòng trung kiên của nó. Bước vào phòng hội đồng nó chỉ nhìn thấy cô chủ nhiệm T và thầy L đang chờ, nhìn nó chầm chập .
- Ai khiến em hành động kì quặc này, em không nói , em sẽ bị kỉ luật nặng đấy!
Chưa kịp ngồi nó đã bị thầy L phủ đầu đầy sức răn đe như thế.
Thầy L mặc dù không dạy nhưng nó biết, vì thầy người miền Bắc, luôn đội chiếc mũ cối trên đầu. Thời ấy ai là người miền Bắc thì như thể là một chiến sĩ cách mạng vậy, nghĩa là bộ đội chống Mỹ ấy, có giá lắm. Thế rồi, cuộc đấu khẩu giưa thầy L và trò nổ ra. Cô giáo chủ nhiệm chỉ nhìn nó vừa cười, vừa khuyên khích khuyên nhủ bảo, nói đấy là hành động sai trái. Nhưng nó vẫn cứ “kiên cường”, “kiên định” không nhận, không thấy gì … giống như bài bản của những quyển truyện nó đã đọc.
Buổi họp trưa hôm ấy cũng kết thúc trong sự hăm dọa, răn đe của thầy, “kiên cường”, “bát khuất” của trò. Nói là “kiên cường” trước mặt thầy, nhưng về nhà nó thấp thỏm lo âu, sợ như sốt vó, nó nghĩ có lẽ nó sẽ bị đuổi học, nó sẽ bị công an bắt giam, cuộc đời của nó sẽ chấm dứt tại đây và sự nghiệp của nó sớm chấm dứt. Nhưng ơn trời, không biết vì lí do gì ngày qua ngày không có chuyện gì xấu xảy ra với nó. Chuyện đó sớm bị quên lãng, bè bạn, thầy cô vẫn không ghét bỏ gì nó. Nó tiếp tục học, tiếp tục làm thầy giáo, tiếp tục được trả giá bỡi những học sinh của nó lập lại sau này.
Còn thầy H nghe đâu hiện nay làm tới chức gì to lắm ở thành phố Nha Trang của quê thầy. Ôi, bị đi đày mà về gần nhà như thế ai mà không thích bị kỉ luật!
Thầy K.A bí thư đoàn trường không còn làm thầy giáo nữa mà từng là anh ba, anh bốn của tỉnh nhà (mới về hưu). Cô T chủ nhiệm, đồng nghiệp của nó sau này , nó biết cô hay PR cho nó với các lứa đàn em sau này cô dạy: ” Nẫu thông minh, học toán giỏi lắm, nhưng có cái tính hay tàng tàng” – cái tính hay tàng tàng là nó tự thêm vô đấy, để cho nó giống nó chứ cô giáo không nói nó vậy đâu vì cô thương nó lắm.Một lần gần đây khi đi coi thi ở một huyện xa, trưa nó ở lại tại trường sở tại cùng phòng với thầy L. Hai thầy trò ghép chung hai cái bàn học sinh lại gần nhau cùng nghỉ trưa. Tự nhiên chuyện cũ nhắc lại, thầy và trò đều nhớ, thầy cười, nhưng cái cười khác trước, không mỉa mai, cái cười như đồng lõa với hành động của nó lúc trước, thầy nói:
- Lúc ấy, các em làm như vậy tụi giáo viên tao cũng thích…Vì có giáo viên nào dám há cái mồm ra phản ứng chuyện này, chuyện nọ đâu.
Hai thầy trò cười nhau ha hả, nó hỏi:
-Lúc ấy tại sao thầy biết em là đầu têu?
-Vì có đứa méc…bây giờ nó làm lớn lắm đấy …
À, ra thế! Chuyện đời hay là ở chỗ đó. Nhưng nó cũng an ủi được phần nào cái thời ấy ,,. Nó tàng tàng thế mà nói có nhiều bạn nghe. Thời ấy, học sinh học giỏi tí nói bạn bè nghe, gái nó mê, không phải như bây giờ “nhà mặt phố, bố làm quan to” mới oách. Bây giờ nó làm ông giáo làng nói ai nghe, thậm chí phỉnhdỗ mấy đứa con đừng ngã theo phe mẹ cũng không được mà phỉnh được ai .
Bỗng dưng thầy cười ha hả, rồi nói:
-Nhưng mà lạ, lúc ấy không biết các em hô noi gương thầy H là noi gương cái quỉ quái gì, vì thầy H lúc ấy có hủ hóa lấy một chị con chủ nhà có thai, nhà trường đề nghi kỉ luật trong khi các em đòi noi gương.
HA HA HA…Không biết lời thầy L đúng hay sai, nhưng mà lạ, chuyện đời hư, thực sao khó lường vậy?
Chuyện kể dưới đây có sao nói vậy, không thèm thêm mắm, muối chi cho mặn, Trong này có vài thằng bạn cũ đang mỉm cười theo dõi nó, nếu nói sai bạn nó cười cho biết hổ thẹn. Chuyện kể như thế này:
Đó là, một buổi sáng ra chơi như thường lệ, nó và vài đứa có râu mép ghé vào quán ông cai trường (nay gọi là ông bảo vệ) để hút trộm điếu thuốc, vì lúc ấy nghĩ nếu hút thuốc thì con gái nó để ý, nó mê. Đang hút, thầy H bước vào, thầy dạy môn thể dục nó thích nhất, vì thầy lúc nào cũng cho nó điểm cao về môn nhảy xà, đẩy tạ. Thầy không quở phạt gì mà kêu nó lại và nhìn với cặp mắt trìu mến như quyến luyến điều gì:
- Ngày mai thầy bị chuyển đổi đi xa rồi, em ở lại cố gắng học cho thật tốt nhé!
Nỗi buồn ùa đến, ngơ ngác, nó hỏi:
-Thầy đi đâu, tại sao thầy đi?
Thầy nhìn nó với cặp mắt ra vẻ u buồn, như có điều gì bí ẩn lắm vậy :
-Thầy bị đổi vào Khánh Hòa.
-Thầy không thích tụi em à?
Như quả quyết một điều gì, vẻ day dứt, phân vân lắm thầy vỗ vai nó, nói:
-Tối, em xuống nhà trọ của thầy, thầy sẽ nói lý do vì sao thầy đi cho em biết.
Tối đó, nó rủ thêm mấy đứa bạn thân nữa xuống nhà thầy ở trọ. Một đêm không ngủ, thầy trò ôm nhau tâm sự. Nghe thầy kể, nó hình dung ra như cuộc sống có nhiều sự phức tạp lắm. Trong tập thể giáo viên, những người mẫu mực đẹp đẽ như thế mà đối xử với nhau một cách thậm tệ vậy ư? Thầy còn nói có loại người phấn đấu vươn lên bằng cách đạp lên lưng người khác để vói lên cao.
Thầy kể rất ư nhiều chuyện giống như thầy là một sĩ quan chính trị viên đang châm lửa vào người nó trước khi xung trận vậy .
Lòng sục sôi, căm phẫn khi nghe thầy luôn than thở lúc nào cũng lập lại điệp khúc: ”thầy bị gãy, bị gãy, ức quá, thầy bị gãy!”. Nó hình dung thầy như thân cây đồ sộ bắt đầu trụi lá , dần dần sắp gãy. Cây thẳng của thầy sắp gãy vì sự xô đẩy xảo trá, áp bức xấu xa đê tiện của một nhóm giáo viên xấu xí chèn ép.
Tự nhiên nó ghét những bộ mặt tỏ ra đạo đức giả khuyên người này, người nọ nhưng lòng rất dã tâm. Thế là cái tuổi bồng bột, tuổi đầy hiếu thắng, tuổi ưa xem tác phẩm “Ruồi Trâu”, truyện ” Người chân chính” …mà thầy tiếp lửa thôi thúc nó hành động.
Nó hành động thật, đêm sau đó nó âm thầm cùng với một số bạn thân nhất đi rảo khắp các nhà trọ của tụi học sinh của tụi nó học để vận động một cuộc “biểu tình ” cho ngày mai. Áp dụng những quyển tiểu thuyết, truyện ký đã đọc kể về một cuộc tấn công nổi dậy nào đó sắp xảy ra, nó đi rỉ tai những anh lớp trưởng, bí thư các lớp nên làm một việc cái gọi là “chính nghĩa”.
Thế là buổi sáng hôm sau, vào thời điểm lúc 5 phút thập thể dục ngoài giờ của toàn trường trong giờ ra chơi ấy, khi các động tác quơ tay, múa chân vừa xong, thầy K.A bí thư đoàn trường kiêm thầy giám thị như thường lệ đưa cái loa cầm tay lên miệng hô to:
-Rèn luyện thân thế.
Như mọi khi, đáng lí ra tất cả học sinh của trường phải dơ cánh tay lên và hô, đáp lại : “Bảo vệ tổ quốc”, nhưng không, chen vào đó có nhiều tiếng hô dõng dạc, rất lớn:
-Noi gương thầy H.
Tiếng hô thật to, thật rõ.
- Rèn luyện thân thể.
- Noi gương thầy H.
Thầy Bí thư đoàn trường ngơ ngác, không biết chuyện gì đã xảy ra. Có thể thầy chưa nghe rõ nên hô tiếp :” Rèn luyện thân thể” thì cả sân trường lại vang lên” Noi gương thầy H” một lần nữa. Thầy buông loa xuống, há hốc mồm đứng ngơ ngác dáo dác nhìn lớp này sang lớp khác, thầy không biết cái quái dị gì đang xảy ra . Không biết thầy nghĩ như thế nào, chỉ im lặng, lặng lẽ cầm cái loa lủi thủi bỏ lên văn phòng hội đồng để lại cả sân trường nhốn nháo, nhưng nghiêm túc khác lạ hơn mọi khi.
Cứ thế, hôm sau lại tiếp diễn một lần nữa, không những chỉ riêng thầy K.A chứng kiến cái cảnh ấy mà có nhiều thầy cô khác đang đứng trước cửa hội đồng há hốc mồm ngơ ngác, xiết nỗi ngạc nhiên, nhưng cũng không ít thầy cô miệng mỉm cười ra chiều thích thú.
Biết rằng như vậy cũng khá “thành công”, nhưng tụi nó bắt đầu rét, có đứa bảo cứ tiếp tục làm như vậy trước sau gì nhà trường cũng sẽ đưa ra kỉ luật nặng , thậm chí công an sẽ sờ gáy, không chừng gán cho cái mác tụi “phản động” có nước tiêu tùng đời tuổi trẻ… eo ơi! Thế là đêm kế tiếp tụi nó vận động trở lại, qua giai đoạn mới “hoãn binh” và không” hoạt động” nữa.
Nếu như sáng hôm ấy ông cai không đi tất cả các lớp đưa cái tin thông báo khẩn trương có nội dung răn đe: “Em nào có thái độ phát biểu, hô bậy bạ ngoài sân trường trong giờ thể dục sẽ bị kỉ luật”; thì cũng không có ai hô chi nữa. Trời ạ, cái hoãn binh của tụi nó kịp thời, đúng lúc, hú vía.
Nhưng nó đã lầm, đùng một cái cũng ngày hôm ấy, cuối tiết năm gần ra về chỉ mỗi riêng mình nó nhận được thông báo của trường, nó phải ở lại gặp cô giáo chủ nhiệm. Linh tính báo trước chuyện gì đã xảy ra. Những từ “bất khuất”, “dũng cảm”, “chịu hy sinh” không hé ra một lời trước kẻ thù trong ngục tù của các chiến sĩ đã thôi thúc nó phải chiến đấu đến cùng. Nó nhủ thầm nếu ai hỏi vì sao để hô đáp lời “Rèn luyện than thể” thay vì hô “Bảo vệ tổ quốc” lại hô ” Noi gương thầy H” như vậy có đáng tội “phản nghịch” không; nó sẽ trả lời vì thầy H là thầy dạy thể dục nên noi gương sức khỏe của thầy đấy chứ ạ.Trưa hôm ấy, tất cả đều về nhà nên cả trường vắng lặng. Nổi sợ hãi bắt đầu xua đuổi lòng trung kiên của nó. Bước vào phòng hội đồng nó chỉ nhìn thấy cô chủ nhiệm T và thầy L đang chờ, nhìn nó chầm chập .
- Ai khiến em hành động kì quặc này, em không nói , em sẽ bị kỉ luật nặng đấy!
Chưa kịp ngồi nó đã bị thầy L phủ đầu đầy sức răn đe như thế.
Thầy L mặc dù không dạy nhưng nó biết, vì thầy người miền Bắc, luôn đội chiếc mũ cối trên đầu. Thời ấy ai là người miền Bắc thì như thể là một chiến sĩ cách mạng vậy, nghĩa là bộ đội chống Mỹ ấy, có giá lắm. Thế rồi, cuộc đấu khẩu giưa thầy L và trò nổ ra. Cô giáo chủ nhiệm chỉ nhìn nó vừa cười, vừa khuyên khích khuyên nhủ bảo, nói đấy là hành động sai trái. Nhưng nó vẫn cứ “kiên cường”, “kiên định” không nhận, không thấy gì … giống như bài bản của những quyển truyện nó đã đọc.
Buổi họp trưa hôm ấy cũng kết thúc trong sự hăm dọa, răn đe của thầy, “kiên cường”, “bát khuất” của trò. Nói là “kiên cường” trước mặt thầy, nhưng về nhà nó thấp thỏm lo âu, sợ như sốt vó, nó nghĩ có lẽ nó sẽ bị đuổi học, nó sẽ bị công an bắt giam, cuộc đời của nó sẽ chấm dứt tại đây và sự nghiệp của nó sớm chấm dứt. Nhưng ơn trời, không biết vì lí do gì ngày qua ngày không có chuyện gì xấu xảy ra với nó. Chuyện đó sớm bị quên lãng, bè bạn, thầy cô vẫn không ghét bỏ gì nó. Nó tiếp tục học, tiếp tục làm thầy giáo, tiếp tục được trả giá bỡi những học sinh của nó lập lại sau này.
Còn thầy H nghe đâu hiện nay làm tới chức gì to lắm ở thành phố Nha Trang của quê thầy. Ôi, bị đi đày mà về gần nhà như thế ai mà không thích bị kỉ luật!
Thầy K.A bí thư đoàn trường không còn làm thầy giáo nữa mà từng là anh ba, anh bốn của tỉnh nhà (mới về hưu). Cô T chủ nhiệm, đồng nghiệp của nó sau này , nó biết cô hay PR cho nó với các lứa đàn em sau này cô dạy: ” Nẫu thông minh, học toán giỏi lắm, nhưng có cái tính hay tàng tàng” – cái tính hay tàng tàng là nó tự thêm vô đấy, để cho nó giống nó chứ cô giáo không nói nó vậy đâu vì cô thương nó lắm.Một lần gần đây khi đi coi thi ở một huyện xa, trưa nó ở lại tại trường sở tại cùng phòng với thầy L. Hai thầy trò ghép chung hai cái bàn học sinh lại gần nhau cùng nghỉ trưa. Tự nhiên chuyện cũ nhắc lại, thầy và trò đều nhớ, thầy cười, nhưng cái cười khác trước, không mỉa mai, cái cười như đồng lõa với hành động của nó lúc trước, thầy nói:
- Lúc ấy, các em làm như vậy tụi giáo viên tao cũng thích…Vì có giáo viên nào dám há cái mồm ra phản ứng chuyện này, chuyện nọ đâu.
Hai thầy trò cười nhau ha hả, nó hỏi:
-Lúc ấy tại sao thầy biết em là đầu têu?
-Vì có đứa méc…bây giờ nó làm lớn lắm đấy …
À, ra thế! Chuyện đời hay là ở chỗ đó. Nhưng nó cũng an ủi được phần nào cái thời ấy ,,. Nó tàng tàng thế mà nói có nhiều bạn nghe. Thời ấy, học sinh học giỏi tí nói bạn bè nghe, gái nó mê, không phải như bây giờ “nhà mặt phố, bố làm quan to” mới oách. Bây giờ nó làm ông giáo làng nói ai nghe, thậm chí phỉnhdỗ mấy đứa con đừng ngã theo phe mẹ cũng không được mà phỉnh được ai .
Bỗng dưng thầy cười ha hả, rồi nói:
-Nhưng mà lạ, lúc ấy không biết các em hô noi gương thầy H là noi gương cái quỉ quái gì, vì thầy H lúc ấy có hủ hóa lấy một chị con chủ nhà có thai, nhà trường đề nghi kỉ luật trong khi các em đòi noi gương.
HA HA HA…Không biết lời thầy L đúng hay sai, nhưng mà lạ, chuyện đời hư, thực sao khó lường vậy?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét